Follow Us

LỰA CHỌN GIÀY CHẠY THÍCH HỢP: LOẠI GIÀY NÀO PHÙ HỢP VỚI BẠN?
Hỏi 10 chuyên gia chạy khác nhau và bạn sẽ nhận được ít nhất 6 câu trả lời khác nhau

Giày chạy là phương tiện duy nhất và vô cùng cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất thi đấu của vận động viên. Những vật dung khác từ loại quần thể thao bạn mặc hay ba lô trên vai hay chai nước mang kèm, thực chất chỉ là phụ kiện cộng thêm. Các vận động viên chạy bộ thường choáng ngợp giữa vô vàn loại giày chạy có trên thị trường, và cả những loại được các vận động viên chạy bộ nổi tiếng tin dùng.

Vậy làm sao để tìm ra đôi giày phù hợp với bạn? Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu sơ bộ về 3 loại giày chạy phổ biến trong 20 năm qua.

Giày chạy truyền thống

Giày chạy truyền thống có độ chênh lệch giữa gót giày và mũi giày với gót giày được nâng cao hơn. Hầu hết giày chạy bộ sẽ có gót cao hơn mũi giày 4 đến 6 mm. Chúng có đệm lót trong đế dày khoảng 1 đến 3 cm – đôi khi hơn, và chất liệu đế lót giày thường dày và chắc hơn để ngăn chặn sự sụp vòm bàn chân quá mức. Đây là loại giày chạy bộ thường vẫn đang thịnh hành và không ngừng cải tiến trong hơn 40 năm qua. Đây là loại giày mà tôi sử dụng để chạy trong cuộc thi chạy ở trường trung học. Kể cả ngày nay nhiều vận động viên chạy vẫn sử dụng giày chạy loại thường này, loại mà mỗi năm đều được cải tiến.

Giày chạy tối giản

Khoảng 15 năm trước, nhiều vận động viên chạy bộ bao gồm cả tôi, bắt đầu quan sát và nghiên cứu đối tượng người dân bản địa ở Mexico, Châu Phi và trường hợp của tôi là Papua New Guinea. Vài chuyên gia chạy bộ đưa ra kết luận là khi chạy chân trần chúng ta sẽ có lợi thế hơn khi mang giày. Điều này dẫn tới xu hướng chạy chân trần và sự phát minh ra giày chạy tối giản. Tôi thậm chí đã mua và thử dùng nó trong vài năm. Giày chạy tối giản có ít hoặc thậm chí không có đệm lót, không có sự chênh lệch giữa gót và mũi chân, đồng thời đế giày được thế kế rất mỏng, có thể chỉ dày vài mm. Thậm chí trong một số trường hợp, đế lót giày chỉ là lớp da mỏng dưới bàn chân.

Giày chạy tối giản bắt buộc vận động viên chạy với ngón chân chạm đất trước gót và phụ thuộc vào sự co giãn của bàn chân và đầu gối để giảm sốc vì không có đệm ở đế giày. Điều này cho phép vận động viên chạy giống như khi chạy chân trần, đôi giày có tác dụng bảo vệ đôi chân khỏi trầy xước và những chấn thương khác cũng như là để chân không bị dơ. Giày chạy tối giản và xu hướng chạy chân trần dẫn tới sự gia tăng các ca chấn thương do chạy bộ. Thậm chí cũng có nhiều vụ kiện các hãng sản xuất giày tối giản. Tuy nhiên, vẫn có một số vận động viên chạy theo chủ trương chạy chân trần. Lời khuyên tốt nhất tôi có thể đưa ra là nếu bạn muốn bắt đầu chạy chân trần hoặc mang giày tối giản thì hãy dành ít nhất một năm để chăm sóc bàn chân và đảm bảo chân đang ở trong tình trạng thích hợp, đồng thời cần xây dựng một chương trình tập luyện với kỹ thuật chạy đúng đắn.

Giày chạy địa hình

Đối trọng với xu hướng với chạy chân trần/ sử dụng giày tối giản là sự phát triển của các loại giày địa hình / giày overbuilt. Giày địa hình được thiết kế dày dặn hơn và nhiều đệm hơn đa số giày chạy thường. Thường được dùng cho chạy marathon, chạy địa hình đường núi, giày chạy địa hình dần trở thành phổ biến với những vận động viên chạy marathon trung bình. Giày chạy địa hình thường có phần đế được thiết kế dày gấp đối giày chạy bình thường. Chúng có thể dày vài cm từ gót đến đầu ngón chân. Nhiều vận động viên chạy cảm thấy giày chạy địa hình thoải mái hơn và ít gây chấn thương ở bàn chân và đầu gối. Tuy nhiên, giống như giày tối giản, giày địa hình cũng tồn tại một số vấn đề, đặc biệt là ở châu Á.

Người Việt Nam thường có bàn chân rất bẹt, tức là bị sụp vòm bàn chân. Sụp vòm bàn chân một ít không phải tình trạng nghiêm trọng với các vận động viên, nhưng nếu bàn chân bị sụp vòm quá nhiều – do tình trạng bàn chân bẹt thì sẽ dễ dẫn tới những vấn đề ở đầu gối và chấn thương bàn chân. Giày địa hình đôi khi có đế lót quá mềm và đối với người bị bàn chân bẹt, bàn chân bị sụp vòm –  bên trong giày nén lại như là kẹo dẻo và tạo nên một góc giữa mắt cá và mé trong bàn chân. Điều này dẫn đến chân bị lật trong và có thể dẫn đến những vấn đề ở đầu gối, hông hoặc khớp mắt cá. Vấn đề tương tự có thể xảy ra  với bất cứ loại giày chạy nào, đặc biệt là với những đôi giày đã sử dụng quá số km được quy định trong thiết kế. Tóm lại, giày địa hình là loại giày khiến tình trạng này nghiêm trọng nhất.

Giải pháp chọn giày cho đúng và chạy với sự hỗ trợ của đế chỉnh hình

Tôi là một vận động viên chạy bộ, leo núi và có kinh nghiệm làm việc với các vận động viên Chuyên nghiệp trên thế giới suốt 20 năm qua. Vận động viên châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam thì thường gặp phải tình trạng bàn chân bẹt gây sụp vòm bàn chân quá mức. Một vài đôi giày được thiết kế hỗ trợ điều chỉnh vòm bàn chân của vận động viên. Giày này có đế giày bên trong dày và chắc hơn. Việc thêm vào đế chỉnh hình có thể là tăng khả năng điều chỉnh bàn chân. Tuy nhiên vận động viên nên sử dụng đế chỉnh hình bàn chân được bác sĩ chỉ định và làm tùy chỉnh dựa vào tình trạng mỗi người. Điều chỉnh quá mức như là mang sai giày hoặc mang đế không đúng thông số cá nhân cũng có thể gây ra vấn đề. Cách tốt nhất đề biết đôi giày có hợp với bạn không là phân tích dáng đi, tức là thông qua việc quay video dáng đi của vận động viên khi mang giày, bác sĩ có thể kiểm tra được hiệu suất và phân tích được dáng chạy đúng đắn hay không. Có rất nhiều vận động viên chạy bộ đến từ khắp nơi trên thế giới đã tìm đến tôi để được đánh giá và phân tích dáng chạy của họ.

Sau hơn 20 năm ở châu Á và làm việc với với các vận động viên chạy chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư, kết luận của tôi là phần lớn vận động viên chạy ở châu Á sẽ đạt hiệu suất thi đấu tốt với loại giày truyền thống được làm bởi bất cứ hãng giày nào. Một số ít hơn, đặc biệt là với vận động viên chạy giải vì thành tích, sẽ có thể làm được tốt hơn khi chạy với giày chạy chuyên biệt, có thể là giày chạy địa hìnhhoặc là đôi giày được thiết kế riêng cho điều chỉnh bàn chân bẹt. Một số ít còn lại thì chọn cách chạy tối giản – hoặc chạy chân trần, nhưng đây chỉ là một triết lí chứ không đại diện cho phần lớn những người theo đuổi môn thể thao chạy bộ.

error: