Trước và sau khi chạy, hãy dành 5-10 phút để khởi động và giãn cơ. Điều này giúp tăng lưu thông máu, cải thiện linh hoạt cơ thể, và giảm nguy cơ chấn thương. Giãn cơ sau khi chạy cũng giúp giảm căng cơ và phục hồi cơ thể.
Lưu ý: Khi trời lạnh hoặc nếu cơ thể chưa quen, khởi động kỹ hơn và tránh giãn cơ quá mức sau khi tập. Nếu cảm thấy đau nhức, dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Gợi ý bài tập:
Khi mới bắt đầu chạy bộ, đừng vội chạy quá nhanh hay quá xa. Hãy kết hợp đi bộ và chạy trong những quãng ngắn để cơ thể thích nghi dần. Chọn tốc độ phù hợp, không nên bắt đầu quá nhanh.
Khi đã quen, tăng dần cường độ, quãng đường và thời gian chạy mỗi tuần (có thể tăng thêm 5-10 phút hoặc 0.5-1 km). Việc tiến bộ từ từ giúp cơ thể thích nghi, giảm nguy cơ chấn thương và đạt hiệu quả tốt hơn.
Luôn lưu ý lắng nghe cơ thể, nếu cảm thấy đau nhức hoặc mệt mỏi, giảm tốc độ hoặc dừng lại để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể thêm các bài tập khác để tránh nhàm chán và cải thiện hiệu quả.
Lắng nghe cơ thể của bạn trong quá trình tập luyện có thể xem là điều quan trọng nhất khi bắt đầu tập luyện chạy bộ.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có các cảm giác đau nhức cơ bắp không bình thường, khó thở, chóng mặt, buồn nôn,… hãy nghỉ ngơi và cho cơ thể hồi phục. Đừng ép buộc mình quá sức, vì điều này có thể gây những chấn thương nghiêm trọng hoặc gây mất hứng thú, sợ hãi với việc chạy bộ.
Đặc biệt trước khi tham gia bất kỳ một cuộc đua nào, hãy tham khảo các bước để hiểu cơ thể thật kỹ và sẵn sàng cho cuộc đua nhé!
Chế độ ăn uống cân bằng và đủ giấc ngủ rất quan trọng để duy trì sức khỏe và hiệu quả luyện tập. Hãy đảm bảo bạn cung cấp đủ protein, carb và chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi.
Một đôi giày chạy bộ phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sự thoải mái và tránh chấn thương. Hãy tìm một cửa hàng chuyên về giày chạy bộ và nhờ nhân viên tư vấn bạn về đôi giày phù hợp với chân của bạn.
Hãy tìm nguồn động lực từ các nhóm chạy, bạn bè hay mục tiêu tham gia giải chạy để duy trì sự kiên trì và niềm đam mê với chạy bộ. Điều quan trọng là tìm thấy điểm mạnh và niềm vui trong việc chạy bộ sẽ giúp bạn gắn bó và tập luyện thoải mái, hiệu quả hơn.
Hy vọng những chia sẻ từ anh Hậu Lê sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu trong hành trình luyện tập chạy bộ của mình.
—
Tips from Experts là chuỗi các nội dung kinh nghiệm về chạy bộ được chia sẻ bởi các Chuyên gia/ VĐV nhiều kinh nghiệm, dành cho những bạn mới tham gia chạy bộ hoặc chuẩn bị chinh phục những cột mốc đầu tiên của mình. Mỗi tuần, HCMC Marathon sẽ chia sẻ những kinh nghiệm này, và hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình tập luyện của mình.
]]>Chạy dài là một bài tập quan trọng nằm trong giáo án luyện tập chạy đường trường (Distance Running). Mục tiêu chạy dài giúp VĐV nâng cao sức bền, chuẩn bị những yếu tố cần thiết để hoàn thành cuộc đua.
Để hiểu về bài chạy dài thường chúng ta sẽ nhìn vào các yếu tố sau:
Cường độ bài chạy dài sẽ tùy thuộc vào mục tiêu và giai đoạn tập luyện, bao gồm:
1. Chạy dài ngưỡng nhẹ: Giống như tên gọi, bài này thực hiện ở ngưỡng nhẹ, tầm 70-80% sức, tương ứng nhịp tim nằm trong vùng Zone 2-3. Xét về độ khó thì đây là bài tập chạy dài dễ thở và ít trở ngại nhất.
VD:
– 12km @E
– 14km @E + 1km @tăng tốc
(Xem thêm chú thích ký hiệu về các vùng tốc độ tập luyện ở phần chú giải cuối bài)
2. Chạy dài có xen cường độ cao (một dạng của Fartlek):
Đây được xem là bài tập rất quan trọng để giúp người chạy làm quen với áp lực của cuộc đua cự ly dài. Có rất nhiều biến thể được tạo ra tùy vào ý đồ của huấn luyện viên và người chạy. Dưới đây sẽ liệt kê 2 dạng cơ bản nhất để các bạn tham khảo:
. Fast Finish LR:
– 14km @E + 2km @T
– 24km @E + 3km @MP
. Sandwich LR:
– 6km @E + 6km @T + 6km @E
– 10km @E + 10km @MP + 4km @E
(Xem thêm chú thích ký hiệu về các vùng tốc độ tập luyện ở phần chú giải cuối bài)
Về độ khó, đây là những bài tập có độ khó cao. Khi kết hợp với bài tập khác, có thể tạo áp lực lớn về tâm lý cho người chạy. Do đó, trình độ và năng lực cần tương đối vững trước khi tiếp cận. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về những chấn thương phổ biến và cách phòng tránh trước bài chạy dài.
Thông thường lộ trình tiếp cận sẽ như sau:
Để chuẩn bị tốt cho bài chạy dài, VĐV cần chú ý:
Không chỉ với bài chạy dài, sau bất kỳ buổi tập nào, VĐV cần tập trung vào việc hồi phục cơ thể để chuẩn bị cho bài tập tiếp theo.
Một số điều VĐV nên thực hiện để tăng chất lượng hồi phục sau một bài tập chạy dài:
Chạy dài là bài tập quan trọng nhưng cũng đầy thử thách. Hiểu đúng và chuẩn bị tốt cho nó sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn. Chúc các vận động viên có những cải thiện tốt trong việc tập luyện. Hẹn gặp lại tại HCMC Marathon 2025!
Xem thêm thông tin về HLV Nguyễn Phạm Công Hậu tại Học viện chạy bộ Magic Stride
Tips from Experts là chuỗi các nội dung kinh nghiệm về chạy bộ được chia sẻ bởi các Chuyên gia/ VĐV nhiều kinh nghiệm, dành cho những bạn mới tham gia chạy bộ hoặc chuẩn bị chinh phục những cột mốc đầu tiên của mình. Mỗi tuần, HCMC Marathon sẽ chia sẻ những kinh nghiệm này. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình tập luyện của mình.
Hiện nay, các dòng đồng hồ thể thao có chức năng xác định vùng nhịp tim (HR Zone) để phân biệt ngưỡng tập luyện. Các Zone này được thiết lập dựa theo % của HRR (Heart Rate Reserve) theo công thức:
HRR = Max HR – Rest HR
(a) Max HR: nhịp tim tối đa. Thường được xác định thông qua ghi nhận thực tế với VĐV lúc vận động
(b) Rest HR: nhịp tim nghỉ. Ghi nhận lúc VĐV ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, thường là lúc ngủ dậy
Sau đó thiết bị sẽ tính toán các vùng ngưỡng dựa trên công thức:
Rest HR + % HRR
Ví dụ:
Max HR = 190, Rest HR = 60
HRR = 190 – 60 = 130
*Vùng Zone 3 (tầm 70-80%): 151-164 bpm
70% >> 60 + 70% * 130 = 151
80% >> 55 + 80% * 150 = 164
*Vùng Zone 4 (tầm 80-90%): 165-177 bpm
90% >> 60 + 90% * 130 = 177
@E: Easy Pace, tốc độ nhẹ nhàng, tầm 60 – 70% sức, HR Zone 2 và đầu Zone 3. Người chạy thường có thể nói chuyện thoải mái ở pace này
@Long Run: (một cách gọi khác là Steady Pace) là tốc độ nhanh hơn Easy nhưng chậm hơn MP. HR thường ở trong Zone 3. Thường không thoải mái để nói chuyện, cần tập trung.
@MP: Marathon Pace, là tốc độ tập bài mà ở đó gần sát với năng lực chạy đua 42.2km. HR ở gần cuối Zone 3 và đầu Zone 4. (Tùy theo trình độ VĐV mà Zone của MP sẽ khác nhau)
@T: Threshold Pace, tốc độ tập gần ngưỡng lactate, HR trong Zone 4 và đầu Zone 5
@3K: pace đua cự ly 3km
@5K: pace đua cự ly 5km
@10K: pace đua cự ly 10km
>> Các pace đua ở trên thường được dùng để xác định chỉ số cho các bài tập VO2max 400m/600m/800m/1km/1k2, đến các bài Lactate Threshold 1k6-2k4
]]>Beginner’s Journey | Be Your Hero là hoạt động được xây dựng dành riêng cho các Vận Động Viên (VĐV) lần đầu chinh phục 1 trong các cự ly tại HCMC Marathon 2025. Các VĐV được lựa chọn sẽ đồng hành tham dự hành trình tập luyện cùng các đối tác thể thao của Giải để có sự chuẩn bị tốt nhất trước ngày tham gia sự kiện.
Thành Vinh, một chàng trai 24 tuổi đến từ thành phố Hồ Chí Minh, luôn năng động và thường xuyên chơi cầu lông với bạn bè thời đại học. Tuy nhiên, sau dịch bệnh, anh cảm thấy cơ thể yếu đi, thiếu dần sức bền. Chỉ một trận cầu lông thôi cũng khiến anh kiệt sức, thở hổn hển. Đó là lúc anh quyết định thử sức với chạy bộ, hy vọng sẽ tăng cường sức bền cho cơ thể.
Những ngày đầu thật chưa bao giờ là dễ dàng. Thể lực của Vinh lúc đó chỉ chạy được 200-300 mét là phải dừng lại. Nhưng Vinh không bỏ cuộc, kiên trì tăng dần quãng đường, dù chỉ là một chút mỗi ngày. Không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nhìn thấy tiến bộ của bản thân, phá vỡ kỷ lục cá nhân (PR) sau mỗi lần chạy, là động lực to lớn để anh tiếp tục. Cảm giác cơ thể khỏe mạnh hơn, nhịp tim ổn định hơn trên quãng đường dài mỗi ngày, thật sự rất đáng tự hào. Từ một người chỉ chạy được 200 mét, giờ đây Vinh đã chinh phục thành công ba giải Half Marathon trong năm 2024! Giải Half Marathon đầu tiên của anh là HCMC Marathon 2024, anh hoàn thành trong 2 giờ 22 phút. Sau đó, anh đã cải thiện thời gian xuống còn 2 giờ 16 phút tại giải Run to Live 2024.
Chạy bộ với Vinh vừa dễ vừa khó. Dễ vì anh có thể chạy bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Nhưng cũng khó vì nó đòi hỏi sự kỷ luật và lòng dũng cảm để vượt qua giới hạn bản thân. Đôi khi, chạy một mình cũng khá cô đơn, nhưng nó cũng là cơ hội để kết nối với những runner khác, chia sẻ kiến thức và xây dựng tình bạn. Hiện tại, Vinh đang chuẩn bị cho Full Marathon đầu tiên, quay lại HCMC Marathon nhưng lần này với quãng đường gấp đôi. Anh đặt mục tiêu hoàn thành dưới 5 giờ và tránh DNF (Do Not Finish). Hãy cùng đồng hành với Vinh trên hành trình chinh phục mục tiêu Full Marathon đầu tiên của mình! Chắc chắn hành trình này sẽ đầy thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị. Hãy cùng cổ vũ và ủng hộ Vinh, cùng anh ấy viết nên câu chuyện đầy cảm hứng về sự kiên trì, nỗ lực và niềm đam mê chạy bộ.
Hãy cùng đồng hành với Vinh trên hành trình phía trước!
]]>Đây không phải là việc bắt buộc nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm và chưa từng tham gia cuộc thi nào trước đây thì việc hiểu rõ cơ thể của bạn trước khi tập luyện và thi đấu là điều không nên bỏ qua.
Đảm bảo có một chế độ tập luyện nghiêm túc trong một khoảng thời gian nhất định, ít nhất là 4-6 tháng trước cuộc thi.
Quãng đường chạy liên tục của bạn trong quá trình tập luyện không cần phải là 21km, nhưng hãy chắc rằng bạn đạt được 80% của mục tiêu trong nhiều lần.
Nên có người đồng hành. Họ có thể là huấn luyện viên của bạn, những người bạn trong câu lạc bộ chạy bộ mà bạn thường sinh hoạt, người thân, bạn bè,… Để họ quan sát quá trình tập luyện của bạn cũng như cho bạn những góp ý, lời khuyên mà đôi khi chúng ta mải mê theo đuổi mục tiêu mà bỏ qua.
Chúng ta thường suy nghĩ chấn thương chỉ xảy khi tham gia cuộc thi, tuy nhiên thường tỉ lệ chấn thương thường đến từ hoạt động hàng ngày hoặc quá trình tập luyện. Cân nhắc mua BHSK sẽ ngăn ngừa những phát sinh về các chi phí này.
Giày chạy là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp bạn hứng thú hơn với việc chạy bộ cũng như hạn chế những chấn thương, do vậy trước khi nghĩ đến chạy lâu hơn, xa hơn và dài hơn thì bạn hãy tìm hiểu và chọn cho mình một đôi giày vừa chân, mũi giày mềm, đế có đệm hỗ trợ , thiết kế hơi dốc về phía trước và luôn luôn mang tất khi mang giày chạy để bảo vệ các đầu ngón chân.
Đây có thể không phải là tất cả nhưng là yếu tố nền tảng tạo ra sự khác biệt cho quá trình tập luyện và chinh phục mục tiêu của bạn. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ thật sự nghiêm túc với quá trình này để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mang về những trải nghiệm trọn vẹn tại cuộc đua.
Tuần này cảm ơn chia sẻ rất hữu ích từ chị Nga Võ, Boston Marathon Finisher.
See you on race day!
Tips from Experts là chuỗi các nội dung kinh nghiệm về chạy bộ được chia sẻ bởi các Chuyên gia/ VĐV nhiều kinh nghiệm, dành cho những bạn mới tham gia chạy bộ hoặc chuẩn bị chinh phục những cột mốc đầu tiên của mình. Mỗi tuần, HCMC Marathon sẽ chia sẻ những kinh nghiệm này, và hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình tập luyện của mình.
]]>Trong tập luyện và thi đấu, những chấn thương phổ biến thường xảy ra như cho các vật động viên như: co rút cơ, đau ITBs, sốc hông, viêm cân gan bàn chân, hội chứng căng xương chày, bong dây chằng cổ chân, rách sụn chêm, viêm bao hoạt dịch, viêm gân Achilles và viêm gân bánh chè là những chấn thương thường gặp khi chạy bộ.
Với nhiều năm kinh nghiệm phục hồi cho các vận động viên tham gia các giải chạy bộ khắp nơi trên cả nước, BS thể thao Phạm Minh Tiện cho rằng, phần lớn các chấn thương đến từ việc quá tải vận động. Tỷ lệ chấn thương trong các vùng cơ thể khác nhau phụ thuộc vào cường độ và phương thức tập luyện của vận động viên như sau:
Theo BS thể thao Phạm Minh Tiện, khi tham gia tập luyện và thi đấu, các vận động viên cần lưu ý những hoạt động bổ trợ sau để vừa đảm bảo đạt thành tích tốt mà vẫn lành mạnh:
BS Tiện cho biết, để hạn chế những chấn thương không đáng có trong quá trình luyện tập và thi đấu, vận động viên cần ghi nhớ những lưu ý sau:
Chạy bộ là một hoạt động thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để chạy bộ an toàn và hiệu quả, các ‘chân chạy’ cần chú ý đến kỹ thuật chạy, quá trình tập luyện và các bài tập bổ trợ. Hãy lắng nghe cơ thể, tuân thủ kế hoạch tập luyện và đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia để có một hành trình chạy bộ khỏe mạnh và đầy niềm vui.
Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích Theo BS thể thao Phạm Minh Tiện – Giám đốc Trung tâm Y sinh học GET BODY (TP. HCM) với kinh nghiệm điều trị phục hồi sau chấn thương cho hàng ngàn vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư. Hy vọng những thông tin quý giá của Bác sĩ có thể giúp những người yêu chạy bộ có một sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc đua sắp tới!
Hẹn gặp lại các bạn tại đường chạy sắp tới!
Xem thêm chi tiết về BS thể thao Phạm Minh Tiện tại đây: Trung tâm Y Sinh học TDTT GET BODY
Tips from Experts là chuỗi các nội dung kinh nghiệm về chạy bộ được chia sẻ bởi các Chuyên gia/ VĐV nhiều kinh nghiệm, dành cho những bạn mới tham gia chạy bộ hoặc chuẩn bị chinh phục những cột mốc đầu tiên của mình. HCMC Marathon hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình tập luyện của mình.
]]>Chiếc huy chương đặc biệt của mùa giải thứ 10 là hình ảnh biểu tượng của phong trào chạy bộ Thành phố Hồ Chí Minh, biểu tượng cho hành trình 10 năm của ý chí kiên định, không bao giờ bỏ cuộc của các chân chạy.
Khoảnh khắc các vận động viên lên mình chiếc huy chương hoàn thành và ăn mừng cho thành tích tại vạch đích là minh chứng cho lòng dũng cảm, khát khao thử thách để chinh phục sau hàng nghìn giờ tập luyện.
HUY CHƯƠNG VÀ NGUỒN CẢM HỨNG
Lấy cảm hứng từ hình ảnh các tòa kiến trúc mang biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh. Huy chương hoàn thành tượng trưng cho ý chí sắt đá, sự vững bền cùng khát khao nối dài đường chạy của người vận động viên.
Mỗi chiếc huy chương là cột mốc đánh dấu 10 năm đầy tự hào Giải Marathon cùng xây dựng lối sống lành mạnh và phát triển phong trào chạy bộ của thành phố.
Salonpas HCMC Marathon 2023 hy vọng rằng, lúc mang trên cổ chiếc huy chương của cuộc đua kỷ niệm này, khoảnh khắc chiến thắng của mọi runner sẽ trở nên đặc biệt hơn và đáng giá cho những nỗ lực của bạn.
Huy chương hoàn thành cho cả 4 cự ly: 42km, 21km, 10km, 5km đã sẵn sàng để bạn giành lấy!
Những nỗ lực không ngừng nghỉ, niềm vui chạy bộ, những khoảnh khắc gần như bỏ cuộc nhưng vẫn luôn tiến về phía trước hay niềm tự hào trong cảm xúc vỡ òa,…Đằng sau khoảnh khắc chạm tới vạch đích của các vận động viên, những chiếc áo biểu tượng cho đường chạy 10 năm HCMC Marathon luôn là người bạn đồng hành tuyệt vời trên đường đua!
ÁO RUNNER
Salonpas HCMC Marathon trân trọng giới thiệu mẫu áo Runner đánh dấu cột mốc kỷ niệm năm thứ 10 của Giải.
Cùng với thiết kế đặc biệt mang màu sắc đặc trưng của mùa Giải năm nay, áo Runner là minh chứng cho những quyết tâm nỗ lực, và tin vào bản thân để chinh phục thử thách của từng chân chạy. Tất cả runner ở các cự ly 42km, 21km, 10km, 5km sẽ khoác lên mình chiếc áo này, và lưu lại hình ảnh chiến thắng đầu tiên của mình trong năm 2023.
Hãy sẵn sàng hoà mình trong không khí hào hứng và trở thành một phần của team “áo xanh”, mỗi chân chạy tham gia đều là một phần tuyệt vời của đường đua lớn – Salonpas HCMC Marathon 2023.
ÁO FINISHER
Salonpas HCMC Marathon 2022 tự hào giới thiệu đến các VĐV huy chương chiến thắng mạ vàng 24K lần đầu tiên xuất hiện tại một giải marathon ở Việt Nam.
Hợp tác sản xuất cùng Jemmia Diamond, bốn huy chương vàng này sẽ được trao tặng và vinh danh đến bốn VĐV nam, nữ giành chiến thắng ở cự ly Full Marathon, hạng mục chuyên nghiệp và phong trào. Với tấm huy chương đặc biệt này, chúng tôi muốn vinh danh thành tích mà các “chân chạy” đạt được. Sự tỏa sáng của tấm huy chương là sự phản chiếu cho những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự quyết tâm bền bỉ luôn hướng về thành tích tốt nhất.
Áo Runner và áo Finisher dành cho các chân chạy tại mùa Giải thứ 10 chính thức lộ diện. Liệu các vận động viên đã sẵn sàng để chinh phục đường đua đầu tiên của năm 2023?
Tại mùa giải thứ 10 của Salonpas HCMC Marathon, TPBVSK Pharmaton – với vai trò Nhà Tài trợ Đồng sẽ đồng hành cùng các vận động viên trong hành trình chinh phục và bứt phá những giới hạn tại đường chạy kỷ niệm đặc biệt sắp tới!
TPBVSK Pharmaton Energy, với chiết xuất nhân sâm G115, cùng các loại vitamin và khoáng chất giúp tỉnh táo, giảm mệt mỏi, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, để mỗi người là một điểm tựa vững vàng cho những người xung quanh. Hơn nữa, thông qua việc đồng hành cùng giải chạy, TPBVSK Pharmaton sẽ là một người bạn đồng hành cổ vũ tinh thần thể thao của người Việt.
Hãy cùng sẵn sàng, có những sự chuẩn bị thật tốt và chờ đón những hoạt động thú vị mà TPBVSK Pharmaton sẽ mang đến cuộc đua năm nay!
Xem thêm thông tin chi tiết về TPBVSK Pharmaton tại: https://www.facebook.com/pharmatonvietnam/
Để trở thành đối tác đồng hành cùng Salonpas HCMC Marathon, vui lòng liên hệ sponsor@pulse.vn
]]>Salonpas HCMC Marathon 2023 là cột mốc 10 năm đánh dấu hành trình thập kỷ phát triển cùng phong trào chạy bộ, khuyến khích lối sống khoẻ mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam.
Hành trình 10 năm tiếp bước ngày hôm nay được tạo nên từ những quyết tâm phi thường. Đó là những nỗ lực không ngừng của các vận động viên để chinh phục mục tiêu và phá vỡ giới hạn của bản thân họ. Ở trong mỗi cá nhân đều có sự kiên định không bỏ cuộc và luôn hướng về phía trước để tốt hơn sau mỗi vạch đích. Sự đồng hành và sát cánh của cả cộng đồng chạy bộ trong từng bước chạy chính là nguồn động lực to lớn qua mỗi mùa Giải.
Giải chạy bước vào cột mốc thứ 10 với tinh thần của những ngày đầu tiên. Đó là trải nghiệm cảm xúc khi vượt qua đích đến, đưa tay lên cao chào mừng chiến thắng của bản thân của người vận động viên, để nhận ra một khoảnh khắc mà chạy bộ sẽ thay đổi cuộc đời họ. Mùa giải 2023 cũng sẽ là một cuộc đua lớn chào đón hàng ngàn vận động viên chinh phục thử thách, và cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc chiến thắng trong cột mốc đặc biệt này.
Hãy mang giày vào và bắt đầu chạy!
]]>Vào tháng 2 năm 1992, Giải Marathon Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lần đầu tiên với sự tham gia của gần 250 vận động viên đến từ 26 quốc gia. Trong số đó, có 92 vận động viên là người Việt Nam và chỉ 8 người trong số họ đã từng tham gia các cuộc thi Marathon.
Đây là sự kiện thể thao đầu tiên và là bước chuyển mình bất ngờ của Việt Nam từ sau ngày giải phóng 1975 và bắt đầu mở cửa chào đón khách du lịch từ năm 1987, khi mà người dân Việt Nam vẫn còn rất mơ hồ về định nghĩa “Marathon”.
Ngày nay, sau 30 năm và 8 lần tổ chức Giải chạy biểu tượng của Thành phố, cuộc đua bây giờ đã thu hút gần 10,000 vận động viên trong và ngoài nước tham gia mỗi năm. Đây là một hành trình đầy tự hào của những nỗ lực không ngừng trong việc phát triển phong trào việt dã tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước cũng như thúc đẩy lối sống tích cực trong cộng đồng.
Đường chạy 2022 sẽ là nơi hội tụ của những người đam mê chạy bộ, cùng với 8,000 VĐV là sự trở lại của nhiều nhân vật lịch sử đã đồng hành trong hành trình phát triển phong trào này 30 năm qua. Thông điệp Chúng ta là Một – One as One của Giải năm nay là lời nhắn thể hiện mạnh mẽ nhất tinh thần cộng đồng mà Giải mang lại.
Theo ông Bady Phạm, Giám đốc Điều hành của Pulse Active cho biết: “Giải Salonpas HCMC Marathon không chỉ là một hoạt động truyền thống hàng năm, mà còn là xu hướng và nền tảng của sự phát triển văn hoá thể thao và lối sống khoẻ mạnh. Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì điều này cho những thế hệ tương lai, cũng giống như các cấp lãnh đạo của Thành phố đi trước đã làm được khi thực hiện giải Marathon đầu tiên vào năm 1992 truyền cảm hứng cho thế hệ chúng ta ngày nay.”
Cùng nhau, các “chân chạy” sẽ không thôi tiến về phía trước, sẽ tiếp tục chạy vì niềm đam mê với bộ môn thể thao này.
Ban Tổ Chức Salonpas HCMC Marathon 2022.
]]>